Posts

Showing posts from April, 2019

MỤC LỤC

Image
Lời nói đầu Bảng tóm lược sơ đồ ba mươi bảy phẩm trợ đạo Bái pháp thứ nhất Bài pháp thứ hai Bài pháp thứ ba Bài pháp thứ tư Bài pháp thứ năm Bài pháp thứ su Bài pháp thứ bảy Bài pháp thứ tm Bài pháp thứ chín Thất giác chi Tứ niệm xứ Ba thiện hạnh Pháp thân hành Pháp Như lý tác ý Lòng tin Tâm bất động, thanh thản, an lạc Pháp môn tác ý Thân cận thiện hữu tri thức Tu tập chín giai đoạn Ông A na luật thực hiện ba mươi bảy phẩm trợ đạo Chứng đạo mới được dạy người tu tập Sống độc cư sống một mình Tâm vô lậu, mục đích chứng đạo tâm vô lậu Mười một tri kiến giải th oát Tri kiến giải thoát thứ nhất Tri kiến giải thoát thứ hai Tri kiến giải thoát thứ ba Tri kiến giải thoát thứ tư Tri kiến giải thoát thứ năm Tri kiến giải thoát thứ sáu Tri kiến giải thoát thứ bảy Tri kiến giải thoát thứ tám Tri kiến giải thoát thứ chín Tri kiến giải thoát thứ mười Tri kiến giải thoát thứ mười một Các quả tu chứng của Phật giáo

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ MƯỜI MỘT

Image
H ành động biết kính trên nhường dưới là tri kiến giải thoát thứ mười một mà một người tu sĩ như chúng ta rất cần học hỏi để trở thành một thói quen cung kính và tôn trọng mọi người. Vậy chúng ta hãy lắng nghe đức Phật day: “Tri kiến giải thoát thứ mười một: Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo, đối với những Thượng tọa , T rưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt? Ở đây, này các Tỳ-kheo, đối với Thượng tọa, T rưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có khẩu nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là Tỳ-kheo đối với những Thượng tọa, Trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ MƯỜI

Image
T ri kiến giải thoát thứ mười là tri kiến biết đủ tức là tri kiến thiểu dục tri túc. Vậy chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Tri kiến giải thoát thứ mười: Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỳ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỳ-kheo không biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là Tỳ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt”. Người tu sĩ Phật giáo mà không biết đủ, không thiểu dục tri túc là không phải là người tu sĩ Phật giáo mà là người tu sĩ của ngoại đạo. Người tu sĩ ngoại đạo tham danh tham lợi ham mê của cúng dường của đàn na thí chủ. Tri kiến giải thoát thứ mười xác định cho chúng ta biết làm tu sĩ Phật giáo thì phải buông xả tất cả vật chất xuống hết, đời sống chỉ còn ba y một bát, lúc nào cũng xin ăn ai cho gì ăn nấy không nên khen chê. Ăn mặc bằng vải thô xấu, vá víu mới đúng hạnh người tu sĩ ra khỏi cuộc đời. Được nghĩ và sống

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ CHÍN

Image
N goài pháp môn TỨ NIỆM XỨ đạo Phật không còn có một pháp môn nào tu chứng đạo cả. Cho nên , ngoại đạo không bao giờ tu chứng đạo vì không có pháp môn TỨ NIỆM XỨ . Chúng hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Tri kiến giải thoát thứ chín: Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không như thật biết về Bốn Niệm X ứ. Như vậy này các Tỳ-kheo, là Tỳ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ”. Như vậy pháp môn TỨ NIỆM XỨ rất quan trọng cho con đường tu tập của chúng ta đi đến giải thoát thì tri kiến giải thoát thứ chín là điều chúng ta cần phải học tập cho nhuần nhuyễn. Khi tu tập pháp môn TỨ NIỆM XỨ thì phải tu tập cho đúng cách của pháp môn TỨ NIỆM XỨ . Trong kinh TỨ NIỆM XỨ Phật dạy TRÊN THÂN QUÁN THÂN nhưng nếu ai chưa tu tập TỨ CHÁNH CẦN mà vội tu tập TỨ NIỆM XỨ thì ngay đó bị ức chế tâm mà trở thành bị tẩu hỏa nhập ma. Cho nên , tu tập TỨ NIỆM XỨ là tâm phải hết hôn trầm thùy miên và loạn tưở

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ TÁM

Image
T ri kiến giải thoát thứ tám là một tri kiến giúp chúng ta hiểu rõ đường lối tu tập của Phật giáo. Vậy chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Tri kiến giải thoát thứ tám: Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không biết về con đường. Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là Tỳ-kheo không biết đến con đường”. Đến với đạo Phật là đến với con đường BÁT CHÁNH ĐẠO , chỉ có đạo Phật mới có con đường này. Cho nên tri kiến giải thoát thứ tám xác định cho chúng ta biết. Người đến với đạo Phật mà không hiểu BÁT CHÁNH ĐẠO là không có tri kiến giải thoát thứ tám. Khi có tri kiến giải thoát thứ tám thì tà giáo ngoại đạo không thể lừa đảo được. Tà giáo ngoại đạo không thể có con đường BÁT CHÁNH ĐẠO . Khi có tri kiến giải thoát thứ tám thì Đại Thừa và Thiền Tông không thể lừa gạt chúng ta được mặc dù chúng mạo nhận BÁT CHÁNH ĐẠO nhưng chúng chẳng rõ phương pháp và cách tu tập. Ví dụ: 1- Lớp CHÁNH KIẾN là phải học tri kiến

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ BẢY

Image
T ri kiến giải thoát thứ bảy là tri kiến thông suốt pháp và luật của đức Phật. Vậy chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Tri kiến giải thoát thứ bảy: Và chư Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo, trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, không chứng đạt nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, không chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là Tỳ-kheo không biết chỗ nước uống”. Tri kiến giải thoát thứ bảy là tri kiến pháp tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết và giới luật đức hạnh của Phật. Đó là tri kiến rất cần thiết cho một người tu theo Phật giáo. Vì không hiểu giới luật và pháp tu tập làm chủ sinh già, bệnh, chết của Phật giáo, cho nên tri kiến giải thoát thứ bảy này đã xác định được ai là đệ tử Phật và ai là đệ tử của ngoại đạo. Khi chúng ta có tri kiến giải thoát thứ bảy thì ngoại đạo không lường gạt chúng ta được. Bởi vậy kinh sách phát triển và Thiền Tông chỉ gạt những người không có tri

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ SÁU

Image
Đ ến tri kiến giải thoát thứ sáu, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “ Tri kiến giải thoát thứ sáu: Và này, các Tỳ-kheo, như thế nào là Tỳ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỳ-kheo đa văn được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) nhưng không hỏi, không trả lời các vị ấy: “Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? ý nghĩa này là gì?”. Những bậc Tôn giả ấy không làm cho hiển lộ những điều chưa hiển lộ, không làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị ấy không đoạn trừ nghi vấn. Như vậy, Tỳ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua”. Tri kiến giải thoát thứ sáu là tri kiến giải trừ mọi tâm nghi ngờ nó giúp cho mọi người không còn nghi ngờ Chánh pháp của Phật. Đạo Phật dạy tu tập sẽ làm chủ bốn sự đau khổ: SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, nhưng có người không tin cho rằng lời dạy này là lường gạt người chớ làm gì mà làm chủ

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ NĂM

Image
T ri kiến giải thoát thứ năm, muốn hiểu rõ nó chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “ Tri kiến giải thoát thứ năm: Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không xông khói? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là Tỳ-kheo không xông khói”. Khi chúng ta đã thông suốt bốn tri kiến giải thoát trên đây là chúng ta có một đời sống bình an không có một ác pháp nào tác động làm tâm chúng ta buồn khổ lo rầu ưu bi phiền não. Khi tâm chúng ta được giải thoát như vậy chúng ta nên đem dạy lại cho người khác hiểu biết để mọi người được giải thoát như chúng ta. Đến tri kiến giải thoát thứ năm Phật dạy: Mình nên đem những điều hiểu biết của mình đã được giải thoát dạy lại cho người khác để họ cùng giải thoát như mình. Tri kiến giải thoát thứ năm là thực hiện lòng tốt của mình với mọi người, đem sự lợi ích của mình cho mọi người để cùng nhau lợi ích.

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ TƯ

Image
K ế tiếp chúng ta học tri kiến thứ tư. Muốn hiểu rõ tri kiến giải thoát thứ tư thì chúng ta hãy nghe lời dạy của đức Phật: “ Tri kiến giải thoát thứ tư: Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo, khi mắt thấy sắc, nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì làm cho con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên; Tỳ-kheo không tự chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì con mắt, không thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên; Tỳ-kheo không chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì ý căn, không thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là Tỳ-kheo không băng bó vết thương”. Tri kiến giải thoát thứ tư là tri kiến phòng hộ sáu căn tức là sự hiểu biết giữ

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ BA

Image
Đ ây là tri kiến giải thoát thứ ba. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Tri kiến giải thoát thứ ba: Chư Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo thọ dụng dục tầm khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại, thọ dụng sân tầm khởi lên… (như trên)… thọ dụng hại tầm khởi lên… (như trên)… thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là Tỳ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét”. Nếu một người có tri kiến giải thoát thứ ba này thì rất thông suốt những tâm niệm ham muốn, những tâm niệm sân hận, những tâm niệm làm khổ mình , làm khổ người. Khi những tâm niệm đó khởi lên nhất định họ không bao giờ nuôi dưỡng lòng ham muốn, lòng sân hận, lòng làm khổ mình khổ người. Họ sẽ chấm dứt, diệt ngay những tâm niệm ấy. Những tâm niệm ấy là những tâm niệm đau khổ. Bởi tri kiến giải thoát thứ ba là tri kiến hiểu về l

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ HAI

Image
Đ ây là tri kiến giải thoát thứ hai, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “ Tri kiến giải thoát thứ hai: Chư Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không khéo phân biệt các tướng? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng của người đó, kẻ trí và nghiệp tướng của người đó. Như vậy, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không khéo phân biệt các tướng”. Tri kiến thứ nhất nói về SẮC còn ở đây đức Phật dạy tri kiến thứ hai nói về NGHIỆP TƯỚNG . Vậy NGHIỆP TƯỚNG là cái gì? Như quý vị đều biết con người ai cũng có thân, nhưng thân do bốn đại: ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA hợp lại mà thành gọi là SẮC THÂN . Nhưng tại sao mọi người lại có sắc thân khác nhau; người có sắc thân to lớn; người có sắc thân nhỏ bé; người có sắc thân đẹp đẽ, người có sắc thân xấu xí; người có sắc thân trắng trẻo; người có sắc thân đen thui, đen thít , v.v.. Tất cả những hình tướng sai khác của thân người này không giống với thân người kia đều được gọi là NGHIỆP TƯỚNG . Cho nên , trên sắc thân của mọi người

TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ NHẤT

Image
Đ ây là tri kiến giải thoát thứ nhất chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “ Tri kiến giải thoát thứ nhất: Chư Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đối với sắc pháp không như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không biết rõ các sắc”. Câu này đức Phật dạy rất rõ, nói đến SẮC là phải hiểu: SẮC do BỐN ĐẠI hợp thành, không có SẮC nào mà ngoài BỐN ĐẠI mà có được. Vậy SẮC do BỐN ĐẠI hợp thành là gì? Bốn đại là ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA . Một vị Tỳ kheo tu theo Phật giáo mà không hiểu SẮC là do ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA hợp thành thì không phải là vị Tỳ kheo đệ tử Phật. Một người hiểu rõ SẮC là do BỐN ĐẠI hợp thành mà SẮC hợp thành là pháp VÔ THƯỜNG , mà vô thường là khổ. Do hiểu biết như vậy nên người ấy không dính mắc và không chấp đắm vào SẮC tức là không chắp đắm vào thân TỨ ĐẠI . Không chắp đắm vào thân TỨ ĐẠI là người có tri kiến giải thoát thứ nhất.

MƯỜI MỘT TRI KIẾN GIẢI THOÁT

Image
T u theo Phật giáo là bắt đầu tu tập pháp ly dục ly bất thiện pháp mà ly dục ly bất thiện pháp là phải dùng tri kiến, nhưng tri kiến phàm phu không thể giải thoát được, vì thế phải sử dụng tri kiến giải thoát, nhưng tri kiến giải thoát thì phải học tập. Trong đạo Phật có mười một tri kiến giải thoát. Bởi vậy người nào muốn tu theo Phật giáo để được giải thoát đều phải học những tri kiến này. Vậy mười một tri kiến giải thoát này như thế nào? Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật giải thích mười một tri kiến giải thoát để mọi người cùng hiểu biết rõ ràng hơn, để áp dụng vào con đường tu tập của mình đến nơi, đến chốn, để kết quả đạt được tâm BẤT ĐỘNG hoàn toàn.

TÂM VÔ LẬU : MỤC ĐÍCH CHỨNG ĐẠO LÀ TÂM VÔ LẬU

Image
C húng ta hãy lắng nghe các vị đại đệ tử của Phật mỗi người đều có một kinh nghiệm tu tập khác nhau, không ai tu tập giống ai nhưng kết quả tâm đều VÔ LẬU . VÔ LẬU là mục đích mà mọi người tu tập đều phải đạt được, như vậy mới gọi là giải thoát. Ông A Nan trình bày sự tu tập của mình theo đặc tướng như sau: “- Ở đây, này Hiền giả Sariputta, Tỳ-kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và gìn giữ kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát; vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú viên dung, lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỳ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga”. Ông A Nan đã trình bày sự hiểu biết tu hành của mình bằng cách nghe nhiều do ông làm thị giả Phật: Khi nghe Phật thuyết giảng là ông ghi nhận trong tâm từng lời nói, từng ý ngh